a. Đa dạng ứng dụng trong ngành kim loại:
- Chuyên dụng cho thép nguội.
- Chuyên dụng cho Inox.
- Chuyên ứng dụng Nhôm, Đồng.
- Chuyên dụng cho hợp kim cứng chứa nhiều Niken và Crome: Tay Chơi Gold, Trục máy, Dụng cụ gia công kinh loại…
b. Có thể sử dụng trong môi trường ướt hoặc khô.
c. Các hạt mài đồng kích cỡ nên sản phẩm cơ khí sau khi mài rất phẳng, đạt tiêu chuẩn khi kiểm tra dưới ánh đèn hoặc thiết bị đo bộ bóng.
d. Hạt mài mạnh, bén cắt tốt, đặt biệt là tự sinh ra góc bén khi 1 tinh thể hạt mài cũ mòn đi.
e. Độ hạt Thô - Mịn đa dạng: 24, 36, 60, 80, 120, 180, 240, 320, 400, 600, 800, 1000, 1200, 1400,…
Cấu tạo của 1 đai nhám gồm 3 phần:
a. Hạt mài (Grain): Các hạt phổ biến là: Ceramic, Silicon Carbide, Green Silicon Carbide, Aluminum Oxide, White Alumium Oxide, Garnet, Open Coat…
b. Keo dính (Bonding): Các chất hóa học để kết dính hạt mài lên nền vải nhám là các hợp chất sau: Resin Bond, Resin Over Glue Bond, Glue Bond, Zinc Stearate
c. Nền vải nhám (Backing): Thông thường sử dụng Giấy Tổng Hợp hoặc Vải Jeans hoặc Vải Twill
Chú ý: Để sử dụng đai nhám tốt cho inox và những hợp kim có chứa Niken và Crome cao. Thì Tốc Độ Dài của đai mài thích hợp là L = 12-16 m/s .
Công thức tính : L = (π x D)/1000 X RPM/60
Trong đó
π = 3.1416
RPM = vòng/phút
D = đường kính (mm)
Cắn cứ vào công thức tính ta có thể lựa chọn được tốc độ quay và đường kính roler (bánh dẫn đai), thích hợp nhất.